Chăn nuôi Kỳ đà mây

Chúng được chăn nuôi để lấy thịt ở Việt Nam. Kỳ đà là con vật ưa nóng, có thể chịu đựng ở nhiệt độ 600C nhưng không chịu được lạnh dưới 100C, do vậy vùng đất từ Quảng Bình trở vào, nhất là khu vực miền Trung đều có thể nuôi được. Thịt kỳ đà có thể chế biến thành nhiều món ăn, da là nguyên liệu quý để làm đồ thủ công mỹ nghệ, mật kỳ đà trị bệnh hen suyễn, động kinh, gan nhiễm mỡ, trung bình mỗi con kỳ đà mới thả nuôi nặng 0,8 kg[5] Để có được giấy phép nuôi động vật hoang dã thông thường và quý hiếm phải với cơ quan chức năng mục đích nuôi, nguồn gốc xuất xứ con giống, sơ đồ hệ thống của trại nuôi và có đơn lên Chi cục Kiểm lâm đề nghị được cấp giấy phép nuôi và kỳ đà.

Nuôi giống này cũng chẳng cần quá cầu kỳ, thức ăn chúng ưa thích là nhái, cóc, thịt lợn, trứng chim cút. Trong các tháng trú đông (từ tháng 12 đến tháng 3), nhu cầu sử dụng thức ăn của chúng giảm. Kỹ thuật nuôi chúng không khó, thức ăn chính là da heo, các phụ phế phẩm ở lò mổ đem về nấu chín, thậm chí mùa đông chỉ cần cho ăn vài con cóc nhái là kỳ đà có thể sống cả tháng[7]. Tuy là bò sát thuộc loại quý hiếm nhưng kỳ đà vân có thể sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt.

Trong chăn nuôi, cần thiết kế chuồng nuôi cần chọn vị trí phù hợp trong không gian xanh và sử dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý như rọi đèn điện, xây hang bằng bêtông để đảm bảo nhiệt độ sống thích hợp cho chúng. Kỳ đà lột xác một lần trong năm vào khoảng tháng 8 đến tháng 10. Sau mỗi lần lột xác tốc độ tăng trưởng của kỳ đà có thể gấp 2-3 lần. Trong tự nhiên, kỳ đà đẻ mỗi năm một lứa, mỗi lứa được trung bình khoảng 15 đến 17 trứng, tuy nhiên chỉ có khoảng 35% số trứng đó có khả năng nở. Tuy nhiên nếu chúng ta hỗ trợ việc ấp trứng nhân tạo trong điều kiện nhiệt độ thích hợp thì tỉ lệ này sẽ tăng cao.